Trong thiết kế nhà ở hiện nay, rèm cửa là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi căn nhà, từ nhà phố, nhà biệt thự, căn hộ,… đến khách sạn, văn phòng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rèm cửa như rèm vải, màn nhựa cách nhiệt, rèm cách nhiệt PVC, rèm cao su… với rất nhiều công dụng như để cách nhiệt, chống nóng, cách âm, ngăn hơi lạnh trong phòng điều hòa hay để trang trí cho căn phòng thêm đẹp. Tuy nhiên, để chọn được kiểu rèm cửa chống nắng cách nhiệt phù hợp, tận dụng tối đa các công dụng với giá rèm cửa chống nắng hợp lý, chúng ta cần có hiểu biết nhất định về sản phẩm.
TỔNG HỢP NHẤT VỀ TÁC DỤNG CỦA RÈM CỬA CHỐNG NẮNG CÁCH NHIỆT
Trước hết, mời bạn cùng đến với những thông tin tổng hợp nhất về tác dụng của rèm cửa:
1.Chống nắng nóng và cản sáng từ bên ngoài
Tác dụng đầu tiên của các loại rèm cửa đó là khả năng cản sáng và chống nóng. Tùy theo chất liệu của rèm là gì mà mức độ chống nóng sẽ khác nhau. Cụ thể, rèm cửa sổ chống nắng bằng chất liệu vải sẽ có khả năng cách nhiệt cao hơn so với các loại khác hoặc rèm lá dọc cách nhiệt sẽ kém hơn do chất liệu mỏng hơn. Tuy nhiên, loại rèm lá gỗ sẽ có độ cản sáng tốt hơn.
2.Tiết kiệm năng lượng cho căn phòng
Nhiều người chọn mua rèm cuốn, rèm nhựa cách nhiệt, ngăn phòng điều hòa gia đình giúp chống nóng, ngăn lạnh. Với những căn phòng có nhiều cửa sổ bằng kính hoặc chưa thật kín, khi bật điều hòa sẽ có một lượng không khí mát thoát ra ngoài gây lãng phí. Do đó, việc lắp rèm cách nhiệt sẽ giúp hạn chế lượng khí thoát ra ngoài một cách tối đa nhất, giúp giảm thiểu lượng điện năng tiêu tốn.
3.Tiêu âm chống ồn hiệu quả
Các loại rèm vải cách nhiệt còn có một tác dụng nữa đó là khả năng chống ồn rất tốt (nhất là những loại rèm vải với độ dày cao, khả năng cản sáng tốt sẽ có khả năng cách âm tốt). Những loại rèm có tác dụng chống ồn thường được lắp trong phòng ngủ, giúp gia chủ có giấc ngủ yên tĩnh, riêng tư hơn.
Hiện nay, có nhiều loại màn cửa chống nắng giá rẻ trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo khả năng cách âm cách nhiệt tốt hiện đang được nhiều người tìm mua như rèm cao su treo cửa cách nhiệt chống nắng, rèm vải màn cửa chống nắng,…
CÁC LOẠI MÀNH RÈM CÁCH NHIỆT PHỔ BIẾN HIỆN NAY TRÊN THỊ TRƯỜNG
Như trên chúng tôi đã chia sẻ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rèm trang trí chống nắng, cách nhiệt. Tùy theo công năng của mỗi phòng mà chọn những loại rèm với chất liệu và thiết kế khác nhau. Nhờ đó, với sự đa dang trong chất liệu, thiết kế cũng như mức giá mà người tiêu dùng hoàn toàn có thể tìm mua các loại rèm một cách dễ dàng.
1.Rèm vải chống nắng cách nhiệt
Rèm vải là loại rèm mà nhiều người lựa chọn nhất, phù hợp cho hầu hết các căn phòng trong nhà. Có ba loại rèm vải: rèm vải buông, rèm cuốn lưới và rèm vải xếp.
Đối với rèm vải buông, thường được thiết kế theo kiểu rèm cửa 2 lớp chống nắng cách nhiệt với lớp bên ngoài các lớp vải dày, thường là loại vải cách nhiệt làm rèm, màn cuốn lưới chuyên dụng. Lớp bên trong là lớp rèm trong cách nhiệt có chất liệu mỏng nhẹ hơn, khả năng cản sáng kém hơn, nhưng khi kết hợp hai loại vào sẽ tăng độ cản nhiệt cản sáng của rèm.
Rèm vải cách nhiệt thường được dùng trong các văn phòng làm việc hoặc phòng khách của căn nhà bới tính tiện dụng cũng như hình thức sang trọng, hiện đại của loại rèm này. Cũng có nhiều gia đình sử dụng loại rèm này trong phòng bếp bởi khả năng vệ sinh dễ dàng hơn các loại rèm khác (với các vết dầu mỡ nơi nhà bếp, chỉ cần khăn ẩm tẩm hóa chất là có thể vệ sinh rèm một cách nhanh chóng).
Rèm vải xếp ly (hay còn gọi là rèm roman) được dung trong phòng ngủ vì khả năng cản sáng tốt, hình thức ưa nhìn và mềm mại.
2.Các loại rèm sáo mành sáo
Người ta thường phân loại rèm sáo thành 3 loại dựa trên chất liệu của rèm là rèm sáo nhôm, rèm nhựa và rèm gỗ.
Rèm sáo gỗ: Chất liệu gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ thông, gỗ đàn hương,… và được hoàn thiện bởi lớp phủ sơn bóng chống mối mọt. Với khả năng điều chỉnh xoay 180 độ các lá rèm thông qua việc kéo các dây lên xuống, mành sáo gỗ thường được dùng cho các văn phòng, phòng làm việc, mang đến vẻ đẹp sang trọng, ấn tượng.
Rèm sáo nhựa: Các loại mành nhựa cách nhiệt hiện nay thường được làm theo kiểu giả gỗ, vẫn mang vẻ đẹp của rèm gỗ nhưng độ bền tốt hơn, ít cong vênh hơn. Loại này thường được sử dụng trong nhà bếp vì lau chùi dễ dàng.
Rèm sáo nhôm: Rèm nhôm cũng giống các loại rèm sáo khác với cách điều chỉnh xoay vòng lên đến 180 độ, giúp người dùng điều chỉnh độ hở để tăng giảm ảnh sáng ngoài trời chiếu vào phòng. Chất liệu nhôm nhẹ với lớp sơn tĩnh điện, hạn chế bụi, thường được sử dụng nhiều tại các văn phòng, công sở.
3.Rèm roman (rèm xếp lớp)
Rèm roman thường được làm bằng chất liệu vải dày bằng cotton, gấm, nhung, lụa lanh nhưng phổ biến nhất là chất liệu polyester nhằm tăng độ phản quang chống nóng cách nhiệt, cách âm của rèm. Kiểu rèm này có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn ánh sáng chiếu vào phòng bởi ít khoảng hở nên người ta thường sử dụng rèm roman làm rèm chống nắng cách nhiệt cho cửa kính, cửa gỗ vừa hiệu quả, vừa thời trang.
Rèm roman có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật nhất là ưu điểm về thiết kế. Các loại rèm roman có kiểu dáng và màu sắc vô dùng hiện đại, đẹp mắt. Với thiết kế xếp lớp, rèm roman rất dễ dàng để điều chỉnh sao cho lượng ánh sáng ra vào trong căn phòng của bạn một cách hợp lý. Với cấu tạo vải bao gồm một lớp lót cách nhiệt, rèm roman có khả năng ngăn nhiệt độ nóng bên ngoài khi mùa hè và giảm thoát nhiệt từ bên trong mỗi khi trời trở lạnh.
Tuy nhiên, rèm roman cũng có những nhược điểm về khả năng chống ẩm, nếu treo loại mành này ở những nơi có độ ẩm cao như nhà tắm hay nhà bếp sẽ khiến mành dễ hỏng hơn, khó điều chỉnh hoặc bị mốc vải. Đồng thời, với kiểu thiết kế xếp lớp, mành roman hạn chế khả năng nhìn ra ngoài nếu không điều chỉnh mảnh lên xuốn.
4.Rèm cuốn hiện đại
Rèm cuốn là loại rèm được cấu tạo từ thanh cuốn và tấm vải rèm, hạ xuống nâng lên bằng cách quay thanh cuốn để cuốn tấm rèm vào hoặc thả tấm rèm ra để hạ rèm, điều chỉnh lượng ánh sáng vào căn phòng. Có 2 loại thanh cuốn thường thấy là thanh cuốn bằng dây kéo và loại thanh cuốn dùng lò xo.
Tấm rèm thường được làm bằng chất liệu vải cản sáng, vải bạt, hiflex, vải nhung hoặc vải rèm cuốn lưới. Đây là kiểu rèm mang phong cách hiện đại, tuy đơn giản nhưng vẫn rất sang trọng, phù hợp với các căn phòng rộng lớn như phòng họp, phòng làm việc ở công sở, phòng trong các trường học. Với màu sắc hiện đại và nhiều chủng loại cho người sử dụng lựa chọn, rèm cuốn dễ dàng mang đến những không gian phòng trẻ trung, tiện dụng nhất.
Ngoài những loại rèm thông dụng kể trên, còn có một số loại rèm khác như rèm cao su treo cửa cách nhiệt chống nắng, rèm lá dọc kéo đóng mở thủ công, rèm đóng mở tự động,…Tùy theo không gian trong căn phòng và công năng sử dụng của phòng để làm gì mà bạn có thể lựa chọn những mẫu rèm với chất liệu và kiểu dáng phù hợp nhất.
KINH NGHIỆM CHỌN RÈM CỬA CHỐNG NẮNG CÁCH NHIỆT HIỆN NAY
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, một trong những cách lựa chọn rèm đó là tùy theo căn phòng đó bạn dùng để làm gì mà lựa chọn những loại rèm theo công năng của chúng.
* Rèm cửa chính phòng khách
Phòng khách là không gian chung nhất trong căn nhà, là nơi tiếp khách hoặc nơi gia đình cùng ngồi nghỉ ngơi trò chuyện với nhau. Đây là nơi mang đến những ấn tượng ban đầu cho khách khứa khi đến chơi nhà. Nếu lựa chọn được những tấm rèm mang phong cách sang trọng, lịch thiệp sẽ để lại hình ảnh tốt trong tâm trí của khách. Vì vậy khi lựa chọn rèm treo trong phòng khách, cần lưu ý những yếu tố sau:
Màu sắc: Nên chọn những kiểu rèm có màu sắc phù hợp với tông màu chung của cả căn phòng để tạo nên một thể đồng đều, thống nhất. Thông thường, với phòng khách nên chọn những gam màu tươi sáng, vừa giúp căn phòng có vẻ sáng lên lại có thể làm không gian trong phòng trông rộng thoáng hơn.
Chất liệu: Với không gian phòng khách của gia đình, bạn nên lựa chọn chất liệu rèm vải buông. Nếu diện tích phòng lớn, có thể chọn những loại rèm cửa 2 lớp hoặc rèm tự động, vừa sang trọng lại hiện đại.
* Rèm cửa sổ phòng ngủ
Phòng ngủ là không gian mang tính cá nhân nhất trong căn nhà. Việc chọn loại rèm cửa sổ nào vừa mang lại cảm giác ấm cúng, vừa đảm bảo được tính riêng tư là điều mà nhiều chủ nhà rất quan tâm.
Các chuyên gia chia sẻ rằng khi lựa chọn mành rèm treo cửa sổ cho phòng ngủ, chống nóng tường nhà, bạn nên lựa chọn như sau:
Màu sắc: Phòng ngủ là nơi thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày dày làm việc, vì vậy để đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ, nên chọn những loại rèm có màu trầm tối, giúp mắt được nghỉ ngơi, tránh chọn các tông màu sáng rực rỡ, vừa làm cho mắt bị chói vừa làm căn phòng bị hấp sáng, rất khó chịu mỗi khi bình minh.
Chất liệu, kiểu dáng: Với không gian phòng ngủ bạn nên chọn loại rèm vải 2 lớp cản sáng hoặc rèm vải roman xếp lớp. Đây là các mẫu rèm chống nắng, cách nhiệt rất thích hợp với phòng ngủ, ngoài khả năng ngăn ánh sáng, rèm còn có công dụng làm rèm cách nhiệt điều hòa, ngăn không cho hơi lạnh thoát ra ngoài mỗi khi bật điều hòa.
* Rèm cửa sổ phòng bếp
Phòng bếp tuy là nơi không hay tiếp đón khách khứa, nhưng việc lắp đặt rèm cửa cuốn lưới chống nắng cách nhiệt là việc nên làm. Những loại rèm như rèm cuốn, rèm mành sáo ngang bằng nhôm là loại rèm nên lựa chọn để chống nắng, cách nhiệt cho phòng bếp bởi khả năng chùi rửa vệ sinh của các loại rèm này khá dễ dàng.